Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, bài tập nào phù hợp nhất?

đau thần kinh tọa có nên đi bộ không

Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ kéo theo nhiều cơn đau dai dẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, việc rèn luyện thể chất có có thể sẽ cần cắt giảm để tránh gây cảm giác đau nhức, khó chịu thường xuất hiện ở mỗi cử động. Nhiều người băn khoăn không biết liệu đau thần kinh tọa có nên đi bộ không và ngoài đi bộ còn có bài tập nào phù hợp, an toàn cho người bệnh. Tất cả những thắc mắc, lo lắng này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ mỗi ngày không?

Khi bị đau thần kinh tọa, đa phần người bệnh đều được nghe các bác sĩ khuyên nên hạn chế vận động, nghỉ ngơi nhiều để tránh tác động đến vùng chịu thương tổn. Tuy vậy, trên thực tế nếu đảm bảo hoạt động với cường độ nhẹ không chỉ giúp cải thiện các cơn đau mà còn giúp phòng tránh suy yếu cơ do ít vận động – nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng bại liệt nửa thân dưới. Trong các phương pháp vận động cơ thể, đi bộ được xem là một trong các lựa chọn lý tưởng và an toàn nhất.

dau than kinh toa co di bo duoc khong

Theo nhiều chuyên gia, đi bộ có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng tê, cứng khớp, đau nhức do dây thần kinh tọa bị chèn ép. Bởi vì khi đi bộ, chân và thắt lưng sẽ được tác động một lực vừa phải, giúp các nhóm cơ và khớp tại khu vực này giãn ra, giảm áp lực đè lên dây thần kinh tọa.

Thói quen đi bộ thường xuyên còn góp phần nuôi dưỡng sụn khớp khỏe mạnh, đồng thời cải thiện độ bền cũng như độ linh hoạt của xương khớp. Hơn nữa, đi bộ còn góp phần nâng cao khả năng đàn hồi của cột sống, cải thiện khả năng vận động, di chuyển và thúc đẩy quá trình giải phóng endorphin có khả năng giảm đau và chống viêm cho người đau thần kinh tọa.

Những điều cần lưu ý khi đi bộ, tập thể dục cho người bị đau thần kinh tọa

Đi bộ có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta nhưng nếu đi bộ sai cách lại ẩn chứa nhiều nguy hại, trong đó có việc khiến cho các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn. Để phòng tránh tình trạng này, khi đi bộ bạn nên chú ý một số điểm sau đây:

– Đi bước ngắn: Sải bước dài có thể là nguy cơ khiến đĩa đệm thắt lưng bị đè nén, kích thích đến dây thần kinh tọa và gây đau.

dau than kinh toa co di bo duoc khong 2

– Thời gian đi bộ hợp lý: Người bị đau thần kinh tọa chỉ nên đi bộ trong khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày. Nếu kéo dài thời gian đi bộ có thể gây phản tác dụng do hoạt động quá mức.

– Điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp: Tốc độ đi vừa phải kết hợp cùng tâm trạng thoải mái sẽ giúp sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn được cải thiện. Nếu người bệnh kết hợp đi bộ với những hoạt động tập luyện thể dục thể thao khác như chơi cầu lông, chạy bền, tập yoga… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cường độ luyện tập, lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại trước khi bắt đầu.

Một số bài tập an toàn, phù hợp cho người bệnh đau thần kinh tọa

Ngoài đi bộ, người bệnh còn có thể chọn một trong 3 bài tập sau đây để giảm đau và hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, dù chọn bài tập nào, bệnh nhân vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị:

Bài tập cải thiện vùng thắt lưng

Người bệnh nằm trên mặt phẳng, kê một chiếc gối nhỏ dưới đầu, cong 2 đầu gối lên và giữ cho bàn chân duỗi thẳng, giữ khoảng cách giữa 2 bàn chân bằng với độ rộng của hông. Tiếp đó, bạn hãy thả lỏng nửa trên cơ thể, gập cằm về phía ngực, cong đầu gối về phía ngực và dùng 2 tay ôm lấy đầu gối rồi kéo về phía ngực cao nhất có thể. Giữ tư thế này trong khoảng 20 – 30 giây và hít thở sâu. Sau đó, đổi chân và lặp lại động tác này liên tục 3 – 5 lần. Khi tập, bạn cần chú ý không để cổ, vai và phần ngực bị gồng quá mức; nên kéo giãn cơ ở mức thoải mái, không nên gắng sức.

Bài tập kéo giãn lưng

dau than kinh toa co di bo duoc khong 3

Để thực hiện bài tập này, bạn hãy nằm sấp trên sàn, tì người lên khuỷu tay, giữ cho xương cột sống được duỗi thoải mái. Sau đó, rướn vai đưa ra sau trong khi giữ cổ thẳng, chống 2 bàn tay xuống dưới. Ở tư thế này, bạn sẽ cảm nhận được các cơ vùng bụng sẽ căng ra. Khi tập bạn hãy giữ hơi thở đều và giữ tư thế trong khoảng 10 giây. Nên thực hiện động tác này liên tục 3 – 5 lần.

Khi tập, bệnh nhân cần giữ cho hông thẳng, không ngửa cổ ra sau và không kéo giãn cơ thể quá mức.

Bài tập kéo giãn cơ đùi sau

Ban đầu, bạn cần đứng thẳng, đặt một chân lên một chiếc ghế nhỏ, giữ cơ thể thăng bằng rồi duỗi thẳng các ngón chân. Sau đó, hãy từ từ ngả người về trước, giữ lưng thẳng, bất động trong khoảng 20 – 30 giây kết hợp thở sâu. Sau đó, đổi chân, thực hiện tương tự và lặp lại động tác này khoảng 3 – 5 lần. Với động tác này, bạn cần chú ý phải luôn thẳng lưng ở mọi tư thế và không nên tập quá sức để tránh gây đau cho cột sống.

Gợi ý phương pháp điều trị bằng thảo dược Hoa Đà – Toạ Cốt Thống:

Để đạt được tín hiệu chữa trị khả quan hơn, các bạn có thể tham khảo qua sản phẩm Thảo dược Toạ Cốt Thống – Một sản phẩm chuyên chữa bệnh Xương Khớp của nhà thuốc Hoa Đà Houston, Mỹ với tuổi đời hơn 50 năm.

Toạ Cốt Thống Hoa Đà

Toạ Cốt Thống đã chữa trị thành công cho hàng trăm nghìn bệnh nhân, sản phẩm rất nổi tiếng tại Mỹ, được kiều bào tin dùng và hiện đang bán chính hãng tại Việt Nam, độc quyền công ty TNHH Trí Tín phân phối.

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay