Không chỉ thường xảy ra ở những người cao tuổi, bệnh đau thần kinh tọa đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa với tỉ lệ bệnh nhân trẻ tuổi ngày càng tăng lên. Để phòng ngừa và điều trị bệnh đau thần kinh tọa ở người trẻ, điều quan trọng nhất là bạn cần biết được nguyên nhân và chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này nhé.
Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa ở người trẻ tuổi
Đau dây thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh ở vị trí cuối tủy sống bị chèn ép gây cảm giác đau đớn cho người bệnh theo dọc đường đi của dây thần kinh, từ thắt lưng xuống đến đùi, mông và bàn chân. Một số trường hợp nặng còn đi kèm với tình trạng nóng ran, tê bì, rối loạn cảm giác…
Các cơn đau do thần kinh tọa bị chèn ép thường xuất hiện và tăng lên khi người bệnh vận động, đứng, đi, ho, hắt hơi, ngồi một chỗ quá lâu. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, nếu không điều trị đau thần kinh tọa kịp thời, bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng teo cơ, thậm chí bị liệt suốt đời.
Không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, đau thần kinh tọa cũng xuất hiện ở những người trẻ tuổi từ 30-50, thậm chí một số người trẻ tuổi hơn từ 18-29 cũng có thể mắc bệnh. Đặc biệt, xu hướng bị đau thần kinh tọa nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung ở nhóm người trẻ tuổi đang dần trở nên phổ biến và cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Một số nguyên nhân gây đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi thường gặp phải bao gồm:
– Mắc các bệnh nền: Những người bị thương hàn, sốt rét, thấp tim, giang mai giai đoạn III, bệnh lậu… đều có nguy cơ bị đau thần kinh tọa hơn so với những người bình thường.
– Mang vác vật nặng, ngồi sai tư thế hoặc cử động đột ngột: Đây là nguyên nhân gây nên những cơn đau cấp tính, gây cảm giác đau nhói, khó chịu ở dọc vùng thắt lưng xuống đến gót chân.
– Yêu cầu nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải lao động nặng hoặc ít được vận động như: vận động viên, công nhân, lái xe, nhân viên văn phòng… cũng đều có nguy cơ bị đau thần kinh tọa. Việc vận động quá nhiều hay quá ít đều có thể khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc không dẻo dai, linh hoạt khiến cho vùng lưng – hông cũng bị ảnh hưởng.
– Chấn thương: Khi bị chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống lưng, gãy xương chậu, phẫu thuật áp xe mông, tiêm vào dây thần kinh tọa… đều có thể khiến dây thần kinh tọa bị đau nhức.
– Viêm cột sống dính khớp: Bệnh thường tiến triển âm thầm với triệu chứng đau ở vùng thắt lưng, hông và mông, tê cứng khớp cột sống vào buổi sáng và dẫn đến đau thần kinh tọa. Bệnh thường gặp ở nam giới dưới 40 tuổi.
– Nhiễm trùng cột sống: Viêm cột sống do tụ cầu khuẩn hay bệnh lao… sẽ gây ra các đau dây thần kinh tọa. Nếu không phát hiện kịp thời có thể lây lan sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể và gây nguy hiểm cho người bệnh.
– Một số nguyên nhân khác: Hẹp ống sống thắt lưng, xuất hiện khối u, trượt cột sống, phì đại diện khớp, viêm màng nhện dày dính vùng thắt lưng, phụ nữ mang thai,…
Cách điều trị đau dây thần kinh tọa ở người trẻ
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, tình trạng bệnh nặng – nhẹ của mỗi người mà khi thăm khám, các bác sĩ, thầy thuốc sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. Một số lựa chọn điều trị đau thần kinh tọa cho người trẻ thường được áp dụng phổ biến gồm:
Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc an thần, vitamin nhóm B liều cao hoặc sử dụng các bài thuốc cổ truyền giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa đáng kể
Vật lý trị liệu: Tác động cơ học lên cơ thể bằng cách nắn cột sống, kéo giãn cột sống, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay dùng tia hồng ngoại, thể dục trị liệu, đắp sáp nến…nhằm mục đích giảm đau, tăng cường lưu thông máu và điều trị đau thần kinh tọa
Điều trị ngoại khoa: Đối với những trường hợp đau thần kinh tọa ở người trẻ quá nặng sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật hở hoặc sử dụng tia laser.
Ngoài việc chọn phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh của mình, những người trẻ tuổi cần chú ý thực hiện những điểm dưới đây để cải thiện và phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa:
- Ngồi đúng tư thế, không ngồi cong lưng, vẹo lưng và khi cần đứng lên không thay đổi tư thế một cách đột ngột.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe cho xương khớp, cột sống
- Đối với những người có đặc thù nghề nghiệp ít được vận động, nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại, chống tay lên bàn, nâng người trong 2-3 phút để thư giãn xương khớp.
- Không mang, vác vật nặng quá sức
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu canxi để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
- Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường với các triệu chứng giống đau dây thần kinh tọa, bạn cần đi thăm khám ngay để phát hiện bệnh và điều trị sớm nhất có thể.
Gợi ý phương pháp điều trị bằng thảo dược Hoa Đà – Toạ Cốt Thống:
Để đạt được tín hiệu chữa trị khả quan hơn, các bạn có thể tham khảo qua sản phẩm Thảo dược Toạ Cốt Thống – Một sản phẩm chuyên chữa bệnh Xương Khớp của nhà thuốc Hoa Đà Houston, Mỹ với tuổi đời hơn 50 năm.
Toạ Cốt Thống đã chữa trị thành công cho hàng trăm nghìn bệnh nhân, sản phẩm rất nổi tiếng tại Mỹ, được kiều bào tin dùng và hiện đang bán chính hãng tại Việt Nam, độc quyền công ty TNHH Trí Tín phân phối.