Nội dung chính
Gai cột sống cổ và cách chữa trị thế nào để hiệu quả?
Gai cột sống cổ là bệnh lý về xương khớp được gây ra bởi những tổn thương trong cấu trúc của xương và vùng phần mềm xung quanh giữ vai trò nâng đỡ và bảo vệ cột sống cổ. Những cấu trúc này bình thường sẽ giúp đảm bảo chức năng nâng đỡ toàn bộ phần đầu và bao bọc, che chắn cho các thành phần thần kinh tối quan trọng của cơ thể.
Những tổn thương cấu trúc xương có nguyên nhân chủ yếu đến từ sự suy giảm độ rắn chắc của xương do tình trạng loãng xương gây nên hay sự giảm mật độ xương do các khớp xương bị thoái hoá dần theo thời gian. Ngoài ra, còn phải kể đến các tổn thương phần mềm khác như phì đại mặt khớp, thoái hóa – thoát vị đĩa đệm, dày và vôi hóa các dây chằng… cuối cùng là để lại những hậu quả làm thay đổi hình dạng cột sống, hình thành các gai xương chèn ép vào bên trong các cấu trúc thần kinh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống cổ
Cảm giác đau như “kiến bò” hay “điện giật” từ từ lan ở vai xuống đến các ngón tay theo một đường thẳng như sợi chỉ, đi kèm với biểu hiện thường thấy nhất ở căn bệnh này đó là đau mỏi ở vùng cổ – vai, đau vùng cổ – gáy, đôi khi sẽ còn là những cơn nhức đầu rất mệt mỏi. Chính những triệu chứng này khiến người bệnh bị hạn chế các cử ở vùng đầu và cổ.
Nếu không được áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp chắc chắn bệnh gai cột sống cổ sẽ chuyển biến đến giai đoạn nặng hơn. Các cơn đau cũng sẽ diễn ra với mật độ thường xuyên với mức độ đau ngày càng tăng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến gần như tất cả các hoạt động hàng ngày của người bệnh và ngay cả những việc nhẹ nhàng cũng không phải ngoại lệ; tệ hơn nữa là mất dần cảm giác ở vùng cột sống hư tổn và ở các khu vực xung quanh, khả năng vận động giảm dẫn đến sức mạnh các cơ cũng suy yếu theo và teo nhỏ lại – những dạng tổn thương ở mức độ này sẽ rất khó có thể hồi phục.
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa cột sống cổ
Những nguyên nhân thường gặp nhất đó là các chấn thương mãn tính lặp đi lặp lại và kéo dài, loãng xương do chế độ ăn uống không đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và một lý do ít ai nghĩ đến là nghiện thuốc lá lâu năm.
Trong những nghiên cứu được thực hiện gần đây, người ta chia những người bị gai cột sống cổ thành 2 nhóm: có hút thuốc lá và không. Kết quả từ nghiên cứu này đã cho thấy, tỉ lệ thoái hóa cột sống ở những người hút thuốc lá rõ ràng cao hơn hẳn so với những người không hút. Bên cạnh đó, tỉ lệ bệnh cũng cao hơn ở nhóm người lớn tuổi, phụ nữ sau thời kì mãn kinh và những người thường hay dùng thuốc kháng viêm thuộc nhóm corticoid kéo dài.
Làm gì để có thể phòng ngừa hiệu quả gai cột sống cổ
Việc đầu tiên cần làm đó chính là để ý đến tư thế đầu và cổ phải luôn thẳng khi làm việc nhưng cũng không nên chỉ giữ 1 tư thế quá lâu, tránh những công việc dễ dẫn đến các chấn thương cho cột sống cổ như dùng đầu, cổ, vai để gánh các vật nặng, xoay đầu và cổ tạo tiếng kêu rắc rắc một cách quá đột ngột và quá mạnh, kiểm soát cân nặng của bản thân, hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Tập luyện sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng gai cột sống cổ
Tạo cho mình một thói quen tập luyện thể thao đều đặn và vừa sức là phương pháp phòng bệnh tốt nhất. Việc luyện tập sẽ giúp cải thiện đáng kể sức mạnh ở các khớp cơ, giữ cho cơ thể có vóc dáng cân đối và tinh thần được thư giãn thoải mái.
Những cách chữa trị gai cột sống cổ
– Chữa gai cột sống cổ bằng thuốc hoặc mổ
Để đánh giá một cách chính xác nhất các loại tổn thương mà bệnh nhân đang gặp phải, các bác sĩ cần phải tham khảo từ từ những thiết bị chuyên dụng như phim chụp X-quang cột sống cổ ở nhiều tư thế, cộng hưởng từ cột sống cổ (MRI), chụp cắt lớp đa lát cắt (MSCTscan), máy đo mật độ xương – độ loãng xương…
Việc điều trị gai cột sống cổ sẽ được quyết định sau khi đã có các kết quả đánh giá cụ thể về tình trạng bệnh, với những trường hợp nhẹ thông thường có thể tiến hành điều trị bằng nội khoa kết hợp dùng thuốc. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp phải mổ ngay từ đầu để tránh những tổn thương thần kinh có thể gây mất chức năng vĩnh viễn.
Điều trị nội khoa có thể dùng các nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ không có chứa steroid như các loại vitamin, glucosamine, chondroitin, calcitonin, các loại thuốc Đông y với chiết xuất từ thiên nhiên như Kiên Tý Hoàn… hoặc có thể sử dụng loại thuốc tổng hợp, có sự phối hợp của các thành phần hoạt chất kể trên để thuận tiên hơn cho bệnh nhân. Mặc dù vậy, không nên quá lạm dụng việc dùng thuốc mà nên kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của các bác sỹ.
Hình chụp vùng cột sống cổ
Điều không kém phần quan trọng là tâm lý người bệnh cần phải thật ổn định, vì thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài tuần cho đến tận vài tháng. Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm thì vẫn phải tiếp tục duy trì các biện pháp phòng và điều trị bệnh.
>> Xem thêm: Bạn đã biết những cách chữa gai cột sống hiệu quả mà lại rẻ này chưa?
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng khi các giải pháp điều trị nội khoa đã không còn phát huy tác dụng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sỹ sẽ tiến hành hội chẩn nhằm lựa chọn phương pháp mổ thích hợp nhất, bởi vì mổ gai cột sống là một trong những ca phẫu thuật thuộc dạng phức tạp hiện nay. Mục đích phẫu thuật là để loại bỏ các các gai xương chèn ép vào rễ thần kinh, phần nào làm cột sống được vững chắc trở lại.
Tuy nhiên, kể cả sau khi phẫu thuật thì các gai xương vẫn có thể mọc trở lại vì vậy các bệnh nhân nên thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng ngừa bệnh như đã nói ở trên.
Qua bài viết gai cột sống cổ và cách chữa trị, hy vọng các bạn đã có được những kiến thức cần thiết cho bản thân. Cuối cùng, chúc những người bệnh sớm thoát khỏi căn bệnh “đáng sợ” này!