Gai cột sống bệnh học

Gai cột sống bệnh học

Gai cột sống là một dạng bệnh về xương khớp gây ra do sự phát triển thêm của xương trên phần thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng ở xung quanh khớp. Gai cột sống thường được bắt gặp nhiều ở những người ở độ tuổi ngoài 55, khi cột sống bắt đầu có dấu hiệu lão hóa theo thời gian

Tỷ lệ mắc phải căn bệnh này ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới. Mặc dù vậy, phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh cũng có nguy cơ bị gai cột sống.

Cột sống bị gai

Bệnh gai cột sống bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?

Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hiện diện của gai trên cột sống:

► Gai xương xuất hiện là hậu quả của việc xương phải thường xuyên phải tự tu bổ sau những chấn thương liên tục dưới áp lực của sức ép, những va chạm hay sự cọ xát tác động lên cột sống. Đặc biệt là với những người có đặc thù công việc, lao động khuân vác nặng, người có cân nặng quá khổ hay dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo cũng vô tình làm tăng áp lực lên hệ xương khớp.

► Khi đĩa liên sống bị hư hại, xẹp xuống, các dây chằng nối giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển dịch nhiều hơn. Phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự chùng giãn này đó là làm cho dây chằng dày lên nhằm giữ cho cột sống vững chắc.

Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn tới việc canxi bị tích tụ lâu ngày trên dây chằng và hình thành nên các gai hoặc chồi xương được gọi chung là gai cột sống. Bên cạnh đó, dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên khiến cho phần ống cột sống bị thu hẹp lại, ép vào dây thần kinh gây ra các biểu hiện đau nhức vô cùng khó chịu.

► Khi về già, cơ thể sẽ phải chống chịu với sự xuống cấp từ từ ở các bộ phận và gai cột sống chính là một trong những dấu hiệu của sự lão hoá đó. Đĩa sụn bị bào mòn không thể đảm nhận vai trò bôi trơn giữa 2 đầu xương như trước, mặt xương khớp vì vậy mà trở nên gồ ghề và gai xương phát triển.

Ngoài ra, còn có thể kể đến các yếu tố khác như di truyền, chế độ ăn không đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh, dáng đi dáng đứng xấu, các chấn thương do chơi thể thao hay tai nạn xe cộ…là những rủi ro có thể đẩy nhanh quá trình thoái hoá của các khớp.

Các triệu chứng nhận biết bệnh gai cột sống

Nhưng cơn đau ban đầu thường sẽ xuất hiện nhiều ở vùng cổ và vùng thắt lưng, nhất là mỗi khi người bệnh di chuyển hay ngồi quá lâu. Khi tình trạng bệnh nặng hơn thì cơn đau nhức ở cổ dần lan sang bả vai và hai cánh tay, đau ở lưng sẽ lan xuống dọc theo hai chân.

Cơn đau tăng lên dữ đội khi người bệnh vận động hay đi lại nhiều, giảm bớt khi được nghỉ ngơi và vì vậy cũng khiến cho khả năng cử động ở các phần này trên cơ thể bị hạn chế đi rất nhiều.

Đau gai cột sống khi phải ngồi làm việc lâu

Tuy nhiên ngoài triệu chứng gai cột sống, các dấu hiệu đau kể trên cũng có thể được phát hiện trong các bệnh lý về rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, nhiễm trùng hoặc viêm cột sống. Một số triệu chứng của bệnh gai cột sống cũng gần tương tự như các bệnh viêm thấp khớp, đứt đĩa liên sống, chấn thương lưng. Do đó, để xác định một cách chính xác nhất gai cột sống với các bệnh khác, các bệnh nhân cần đến các bệnh viện chuyên khoa xương khớp và tiến hành chụp hình X-quang cột sống.

>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh gai cột sống ở người già

Phòng ngừa và điều trị gai cột sống

Phòng ngừa bệnh gai cột sống 

Các bác sĩ khuyên rằng, mọi người nên dành sự lưu tâm đến chế độ ăn uống của bản thân, nhất là đảm bảo bổ sung các thực phẩm giàu canxi. Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng, đặc biệt là các bài tập có liên quan đến phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống rất tốt.

Luôn cố gắng giữ cho cột sống có được tư thế tốt nhất có thể, khi ngồi làm việc lâu, lưng và cổ cần phải có chỗ để dựa, màn hình hay sách vở điều chỉnh ngang với tầm mắt, lần lượt thay đổi cơ thể sang các tư thế khác nhau. Tránh ngồi liên tục hàng giờ liền trên bàn làm việc, ngồi xem ti vi quá lâu, nằm ngủ với tư thế không thoải mái cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống. 

Tránh khiêng, vác các vật nặng gây ảnh hưởng không tốt đến vùng cột sống thắt lưng hay dùng đầu đỡ những vật nặng khiến vùng cột sống cổ phải gánh chịu 1 lực lớn. Khi chơi các môn thể thao có tính đối kháng, mạo hiểm cao cần trang bị đầy đủ vật dụng bảo hộ cần thiết như đồ bảo vệ đầu gối, bảo vệ cùi chỏ,…Kiểm soát chặt chẽ cân nặng của cơ thể nhằm giảm áp lực dồn lên các khớp. 

Yoga hỗ trợ rất tốt cho người bị gai cột sống

Điều trị gai cột sống tức thời:

Bệnh nhân bị đau gai cột sống cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn các khớp cũng như tâm trí sau thời gian phải chịu đựng những cơn đau buốt hành hạ, nhưng xin lưu ý không nằm một chỗ quá cản trở máu lưu thông. Khi đã bớt đau nên đi lại một cách nhẹ nhàng.

Có thể xoa bóp nhẹ và chườm nóng để tạm thời làm dịu bớt cảm giác đau. Cộng với việc kết hợp thêm các liệu pháp hỗ trợ như mát-xa, tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, dùng sóng ngắn, điện xung đều đều có thể áp dụng rất tốt, không gây hại.

Tránh không nên dùng các loại dầu nóng như mật gấu và các loại cao dễ dẫn đến co thắt cơ làm người bệnh thêm đau đớn.

>> Có thể bạn quan tâm: 5 loại thực phẩm dùng rất tốt cho người bệnh gai cột sống

Điều trị gai cột sống về lâu về dài:

Không nên lạm dụng quá nhiều vào khả năng giảm đau của thuốc Tây vì nó sẽ đi kèm với các tác dụng phụ không tốt gây ảnh hưởng đến gan và dạ dày. Thay vào đó, người bệnh nên dùng thuốc kết hợp với các phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu và tập thể dục đều đặn. Yoga và bơi lội là 2 môn thể thao rất phù hợp cho người bệnh gai cột sống, có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể dồn lên phần đốt sống hư tổn, cũng như thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng. 

Cố gắng cải thiện lối sống lành mạnh, từ bỏ thuốc lá, thói quen uống nhiều rượu, bia, tăng cường chế độ ăn giàu canxi, ngũ cốc và rau xanh… Không làm việc quá sức, hạn nằm ngủ với nệm cứng, tuyệt đối các bệnh nhân gai cột sống không được nằm võng, dùng các loại gối đặc biệt…

Phẫu thuật chỉ được thực hiện đối với các trường hợp đã có dấu hiệu chèn ép, làm hẹp ống tủy hoặc rễ thần kinh, xuất hiện các triệu chứng tê chân, tay, tiểu tiện mất kiểm soát. Sau khi phẫu thuật, người bệnh phải tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh, chú ý tư thế đi, đứng, ngồi trong cả khi học tập và làm việc nếu không nguy cơ tái phát sẽ là rất cao.

Ngoài ra, các bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng thêm thuốc Đông y Toạ Cốt Thống điều trị gai cột sống rất hiệu quả do nhà thuốc Hoa Đà bào chế. Đây là phương thuốc nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và đã được kiểm định bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nên đảm bảo an toàn tuyệt đối với người dùng.

Chữa bệnh ngay

 Bệnh gai cột sống ở người già

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay