Thoái hóa khớp xảy ra khi bề mặt sụn của khớp khủy tay bị hư hỏng hay bị ăn mòn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sự lão hóa theo tuổi tác hoặc các chấn thương như trật khớp hoặc gẫy xương. Thoái hóa thường xảy ra ở các khớp hoạt động và chịu lực nhiều, khớp khủy tay cũng là một trong số đó. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa khớp khủy tay dưới đây.
Nội dung chính
Nguy cơ dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp khủy tay
- Chấn thương: Hầu hết các bệnh nhân được chuẩn đoán là thoái hóa khớp khủy tay điều có tiền sử chấn thương khủy tay dẫn đến nứt bề mặt khớp, hoặc trật khớp.
- Dây chằng: Tổn thương dây chằng dẫn đến khủy tay không ổn định cũng có thể làm khớp bị thoái hóa kể cả khi bề mặt khớp không bị ăn mòn hoặc hư hỏng.
- Vận động khủy tay quá sức: Những người phải thường xuyên vận đông tay như: các vận động viên bóng bàn, bóng chày, cầu lông hoặc các nghề lao động tay như: thợ mộc, thợ hàn, thợ rèn,… có nguy cơ cao mắc phải thoái hóa khớp khủy tay do đặc điểm nghề nghiệp, đòi hỏi phải vận động tay lặp đi lập lại nhiều lần.
- Tự nhiên: Thoái hóa khớp khủy tay cũng là quá tình tất yếu do sự lão hóa khi về già.
Triệu trứng thoái hóa khớp khủy tay
Các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp khủy tay là:
- Đau khớp khủy tay là dấu hiện đầu tiên khi bị thoái hóa khớp
- Sau một thời gian, khớp sẽ bị mất dần tầm vận động
- Kế đến, Sưng khớp xảy ra khi bệnh tiến triển nặng hơn
- Trong giai đoạn trở nặng của thoái hóa khớp khủy tay, bệnh nhân có thể cảm thấy tê ở các ngón tay, đặc biệt là ngón đeo nhẫn và ngón trỏ. Nguyên nhân là do khủy tay xưng, chèn ép dây thần kinh, khiến giới hạn hoạt động của cả cánh tay.
- Cuối cùng là cứng khớp, khiến khủy tay mất hoàn toàn khả năng vận động tối thiểu.
Cách điều trị thoái hóa khớp khủy tay bằng Tây Y
Điều trị thoái hóa khớp khủy tay không phẩu thuật
- Đối với giai đoạn đầu của thoái hóa khớp khủy tay, thường là dùng thuốc để điều trị. Bao gồm:
– Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, Idarac, Tramadol…
– Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam, Tenoxicam… Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong những giai đoạn cụ thể.
- Tiêm Corticosteroid và khớp giúp điều trị các triệu chứng giúp giảm đau tạm thời cho bệnh nhân, làm chậm sự tiến triển của bệnh.Tuy nhiên, không giúp điều trị bệnh.
- Điều trị duy trì khả năng vận động bằng vật lý trị liệu.
Điều trị thoái hóa khớp khủy tay bằng cách phẩu thuật
Khi các biện pháp không phẩu thuật đã không còn khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh, thì phải tiến hành phẩu thuật.
- Phẩu thuật nội soi: Phẩu thuật nội soi sẽ giúp kiềm chế các triệu chứng của thoái hóa khớp một thời gian nhưng sẽ tái lại sau đó.
- Phẩu thuật thay khớp: Khi bề mặt khớp đã bị mòn hoàn toàn, không còn các nào khác là phải tiến hành thay khớp (khớp giả)
Cách điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc đông y
Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính không thể trị dứt điểm bằng thuốc Tây y mà chỉ có thể điều tri triệu chứng nhằm giảm đau cho người mắc bệnh, nhưng kèm theo đó là nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: đau,viêm dạ dày, suy thận, tăng men gan,… Vì vậy, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn giải pháp điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y mặc dù quá trình điều trị kéo dài nhưng hiệu quả và an toàn vì không tác dụng phụ.
Bài thuốc Quyên tý thang chữa thoái hóa khớp cổ tay: Khương hoạt 8g, Phòng phong 8g, Khương hoàng 12g, Chích thảo 6g, Đương quy 8g, Xích thược 12g, Gừng 4g, Đại táo 12g, Hoàng kỳ 12g. Sắc và uống mỗi ngày một thang.
Để thuận tiện cho việc dùng thuốc, các bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc đông y đã được bào chế sẵn, có nguồn gốc và xuất sứ rõ ràng.
Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp khủy tay. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ là thoái hóa khớp, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để khám và xác nhận tình trạng bệnh tình của mình, từ đó lựa chọn giải pháp điều trị cho phù hợp.