Triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 1, độ 2 bạn cần chú ý

Triệu chứng gan nhiễm mỡ không thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể vì thế người bệnh rất hay bỏ qua và không chữa trị sớm nên rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan hay ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ hay gan thoái hóa mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân. Mức độ gan nhiễm mỡ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt của mỗi người. 

Dựa vào tỷ lệ mỡ trong gan, bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Bình thường lượng mỡ chiếm khoảng 3-5% trọng lượng của gan. Khi được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 có nghĩa là lượng mỡ đã chiếm từ 5-10% trên tổng trọng lượng của gan. Nếu từ 10% đến 25% là gan nhiễm mỡ độ 2, còn khi vượt quá 30% là nhiễm mỡ cấp độ 3.

Các hạt mỡ tích tụ càng nhiều trong gan có thể gây viêm gan mãn tính do thoái hóa mỡ gan và dần dần dẫn đến xơ gan. Thống kê cho thấy khoảng 10% tình trạng gan nhiễm mỡ diễn tiến đến viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan.
gan nhiem mo dieu tri
Gan nhiễm mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân

1.Gan nhiễm mỡ độ 1

Trong 3 cấp độ, gan nhiễm mỡ độ 1 được xếp vào loại nhẹ nhất. Tuy nhiên, khả năng phát triển của bệnh và nguy cơ biến chứng sang viêm gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan vẫn có thể xảy ra nếu bệnh không được can thiệp sớm.

Vì hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ độ 1, các triệu chứng gan nhiễm mỡ phát triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Khi ấy, người bệnh vẫn tiếp tục duy trì các thoái quen như ăn quá nhiều đồ béo, ngọt, mặn, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, thức khuya, lười vận động… làm tăng tích lũy mỡ trong gan, khiến bệnh tăng nặng.

Khi các tế bào gan bị mỡ bao phủ, các tế bào Kupffer (một loại đại thực bào nằm ở xoang gan, chuyên ăn virus, vi khuẩn, hồng cầu già chết…từ đó tạo phản ứng miễn dịch) bị kích hoạt quá mức để phản ứng lại với tình trạng này, làm giảm khả năng ly giải chất béo.

Ngược lại, tăng phóng thích các chất gây viêm, trong đó có TNF-α khiến cho triệu chứng gan nhiễm mỡ càng thêm tăng nặng, đồng thời giải phóng TGF-β, Interleukin… là những chất làm tổn thương, hủy hoại các tế bào gan, gây bệnh viêm gan, xơ gan.

gan nhiem mo dieu tri

Các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ

2. Gan nhiễm mỡ độ 2

Gan nhiễm mỡ độ 2 là tình trạng tích lũy chất béo trong gan vượt qua 10-25%. So với gan nhiễm mỡ độ 1 không có dấu hiệu, gan nhiễm mỡ độ 2 bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Nhưng những triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 2 cũng không đặc trưng khiến bạn dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Người bệnh có thể có những triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon miệng
  • Đầy bụng, buồn nôn
  • Đau tức hạ sườn phải
  • Vàng da
Qua các triệu chứng gan nhiễm mỡ không rõ ràng, không thể xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Để chẩn đoán gan nhiễm mỡ chính xác bạn cần tiến hành một số xét nghiệm.
gan nhiem mo dieu tri
Siêu âm để phát hiện gan nhiễm mỡ
Xét nghiệm máu có thể thấy men gan cao hơn bình thường trên xét nghiệm máu định kỳ. Nhưng kết quả từ xét nghiệm máu không xác định chẩn đoán gan nhiễm mỡ hay không mà cần phân tích sâu hơn là cần thiết để tìm ra nguyên nhân của tình trạng viêm.
Hiện nay, siêu âm và sinh thiết gan là phương pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ chính xác hơn. Khi siêu âm, các chất béo trong gan của bạn sẽ hiển thị như là một khu vực màu trắng trên hình ảnh siêu âm. Những chẩn đoán hình ảnh khác cũng có thể được thực hiện, chẳng hạn như CT hoặc MRI.
Trong sinh thiết gan, bác sĩ sẽ chèn một cái kim vào gan và lấy ra một phần mô gan để kiểm tra. Sinh thiết gan là cách để biết chắc chắn nếu bạn có gan nhiễm mỡ. Các sinh thiết cũng sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác gan nhiễm mỡ do nguyên nhân nào.
3. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên làm gì?

Theo đó, để giảm các triệu chứng gan nhiễm mỡ, người bệnh nên thực hiện những lời khuyên sau đây:

gan nhiem mo dieu tri

Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh

  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/ lần) để theo dõi tình trạng mỡ trong gan.
  • Giảm cân, giữ cho cân nặng luôn ở mức hợp lý, phù hợp với từng thể trạng.
  • Hạn chế hoặc bỏ hẳn việc dùng bia rượu, thuốc lá.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, không ăn đồ ăn quá nhiều chất béo hay quá ngọt hoặc quá mặn.
  • Không ăn nội tạng động vật, lòng đỏ trứng là những thực phẩm giàu cholesterol.
  • Hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, stress.
  • Nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.
  • Vận động, tập thể dục thể thao vừa sức, mỗi ngày.

Với những chia sẻ trên HoaDaVietNam hy vọng sẽ cung cấp thêm những kiến thức bổ ích để mọi người có thể phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay