Vì sao mỗi lúc chuyển mùa các bệnh xương khớp lại gia tăng đột biến?

Thừa cân, lười vận động – Thủ phạm âm thầm gây bệnh xương khớp

Vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết bắt đầu có sự chuyển dần từ mùa nóng sang mùa lạnh thì cũng là lúc mà các bệnh xương khớp dễ xảy ra nhất, đặc biệt đối với những người trước đây đã có tiền sử mắc bệnh cơ – xương – khớp thì lại càng dễ tái phát. Thời tiết chính là yếu tố dẫn tới những đòi hỏi đáp ứng khác nhau của cơ thể.

Ở khu vực các tỉnh phía Bắc hay ngay tại Thủ đô Hà Nội, sau một vài ngày thời tiết trở lạnh hoặc trời nồm, nếu có lần đến các bệnh viện lớn về chuyên khoa xương khớp như bệnh viện Việt Đức, chúng ta có lẽ sẽ không ngạc nhiên khi thấy số bệnh nhân phần lớn là người già đến khám các bệnh như viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, các bệnh mạn tính về khớp… tăng đột biến. 

Sở dĩ các loại bệnh xương khớp có chiều hướng gia tăng ngày càng nhiều khi về già có một phần nguyên nhân không hề nhỏ xuất phát từ hoàn cảnh và lối sống thời trẻ. Lười vận động; béo phì, thừa cân hay những thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ; tư thế làm việc, học tập không hợp lý… hậu quả của những việc làm này sẽ dần rõ hơn sau tuổi 45.

Béo phì gây bệnh xương khớp

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong số tất cả các bệnh lý xương khớp. Nguyên nhân là do sự biến đổi các tế bào ở sụn khớp, gây ảnh hưởng trực tiếp lên cấu trúc của sụn và xương khớp gối. Lúc này, các chức năng của khớp gối sẽ bị suy yếu, không thể gánh chịu được áp lực của cơ thể dồn xuống như trước dẫn tới thoái hóa khớp. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh xương khớp là tình trạng đau kéo dài âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, hạn chế khả năng vận động, khớp gối phát ra tiếng lục khục, trường hợp nặng hơn người bệnh sẽ đối mặt với sự biến dạng khớp gối và thậm chí là bại liệt nếu không tìm cách chữa trị.

Với những bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp tiêm thuốc vào khớp gối, cần hết sức lưu ý đến sự vô trùng tuyệt đối, nếu không muốn gây thêm nhiễm trùng cho khớp. Đây là biến chứng thuộc dạng nặng nề nhất của phương pháp tiêm khớp gối, đã có những trường hợp được ghi nhận phải tiến hành phẫu thuật lại nhiều lần để khắc phục các biến chứng phát sinh do tiêm thuốc vào khớp gối không đảm bảo an toàn. 

Thiếu dinh dưỡng – Nguyên nhân đe doạ đến xương khớp

Như đã nói ở trên, những người thừa cân, béo phì thì sẽ dễ bị thoái hoá khớp, trong khi đó những người quá gầy yếu cũng phải đối mặt với vấn đề khác, đó là viêm khớp. Dinh dưỡng là vấn đề đỏi hỏi phải có sự tích lũy lâu dài, ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Nếu để cho đến lúc xuất hiện các triệu chứng loãng xương hay ở vào giai đoạn tiền mãn kinh mới bắt đầu nghĩ về vấn đề cải thiện dinh dưỡng thì quá chậm, nguy cơ vẫn rất cao.

Đau xương khớp do thiếu dinh dưỡng

Vì vậy, người mẹ khi mang thai cần phải có một chế độ ăn uống dành riêng cho bà bầu, sau khi sinh xong vẫn phải tiếp tục duy trì quá trình tích tụ canxi một cách nghiêm túc. Bởi vì có thể chúng ta không chú ý nhưng khi cho con bú là lúc đó người mẹ đã dùng sữa chuyển canxi từ mình sang cho con, việc bổ sung canxi thời điểm này là vô cùng quan trọng.

Nếu muốn cơ thể hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết cho xương cứng cáp ở tuổi trưởng thành thì có thể cung cấp canxi thông quan chế độ ăn hoặc viên uống tăng cường canxi. Tuổi trẻ khả năng hấp thụ canxi và các dưỡng chất khác cho cơ thể được thực hiện rất tốt; về sau sẽ dần trở nên khó khăn hơn.

Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp dạng thấp – Những lợi ích và rủi ro khi tập luyện Yoga

Trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam chúng ta, cần đảm bảo đầy đủ các chất đạm, đường, béo, các loại vitamin và khoáng chất từ trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc… nhưng cần cân đối không nên ăn quá thịt, dầu mỡ… Các nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng cao collagen và omega rất tốt cho các bệnh nhân đau khớp, bên cạnh đó nên tăng cường yếu tố cho sự phát triển các enzym thường có nhiều trong giá đỗ.

Toạ Cốt Thống 

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay