Xơ gan và 9 điều cần biết để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

Xơ gan là một bệnh mãn tính, ai cũng có thể mắc phải nếu như  không có thói quen sống lành mạnh, khoa học. Theo thời gian, nếu không chữa trị sớm, các mô xơ sẽ lan khắp gan dẫn đến chức năng gan suy giảm trầm trọng, nghiêm trọng hơn nữa có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
1. Xơ gan là gì?
Xơ gan là căn bệnh gan mãn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh. Theo thời gian, nếu không chữa trị sớm, các mô xơ sẽ lan khắp gan dẫn đến chức năng gan suy giảm trầm trọng, nghiêm trọng hơn nữa có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Theo như thống kê ở Hoa Kỳ, “xơ gan” chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong chiếm tỉ lệ khá cao và tập trung chủ yếu với những người trong độ tuổi từ 45-65. Theo như ước tính thì chiếm khoảng 30.000 người chết vì xơ gan trung bình mỗi năm vì vậy điều trị xơ gan là rất quan trọng.
xo gan la gi
2. Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh xơ gan?
  • Người mắc các bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ…
  • Người nghiện rượu
  • Người thức đêm nhiều
  • Người thừa cân béo phì
  • Người mắc các bệnh đường mật
  • Người có thói quen lạm dụng thuốc

3. Các nguyên nhân dẫn đến xơ gan là gì?

Xơ gan chủ yếu do 5 nguyên nhân chính sau:

  • Xơ gan do viêm gan virus: có 5 loại virus viêm gan chính đó là A, B,C, D, E trong đó hai loại virus viêm gan B và C có tỷ lệ người nhiễm bị xơ gan cao nhất.
  • Xơ gan do rượu: Rượu là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh xơ gan hủy hoại tế bào gan, làm gan nhiễm mỡ, viêm mạn tính dẫn đến xơ gan.
    Xơ gan do ứ mật kéo dài: sỏi mật, viêm chít đường mật,… làm cho mật ứ lại và phá hủy tế bào gan.
  • Bệnh nhân suy tim, viêm màng ngoài tim do dày dính (hội chứng Pick), viêm tắc tĩnh mạch trên gan (hội chứng Budd Chiari)… làm máu ứ lại trong gan, gây rối loạn chuyển hóa dẫn tới viêm gan và xơ gan.
  • Xơ gan do dùng thuốc và nhiễm độc hóa chất: Dùng dài ngày một số thuốc như INH chống lao, methyldopa chữa tăng huyết áp, aminazin điều trị tâm thần… Hoặc nhiễm độc các thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, chì, phốt-pho… cũng có khả năng gây xơ gan rất lớn.
  • Xơ gan rối loạn chuyển hoá: nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), rối loạn chuyển hoá đồng, thoái hoá gan nhân đậu (bệnh Wilson), rối loạn chuyển hoá porphyrin…

xo gan la gi

4. Các giai đoạn bệnh xơ gan là gì?

Xơ gan giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn đầu tiên, trong đó các mô trong gan dần dần bị tổn thương. Các triệu chứng của giai đoạn này bao gồm suy nhược, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, dãn phần bụng trên bên phải, ngứa nhiều khắp cơ thể. Bệnh nhân gặp các các triệu chứng này không nên bỏ qua, cần phải làm xét nghiệm chuẩn đoán chính xác

Xơ gan giai đoạn 2

Đây là giai đoạn xơ hóa, trong đó các mô bị hư hỏng tạo thành các mô liên kết dư thừa. Trong giai đoạn này, các nhiễm trùng lây lan đến các khu vực khác của gan. Đây là giai đoạn mà trong đó điển hình là hiện tượng vàng da.

Xơ gan giai đoạn 3

Khi xơ gan giai đoạn 3, gan đã bị rối loạn chức năng một phần. Bệnh nhân trong giai đoạn này có thể bị sỏi mật cũng như không có đủ nước mật còn lại trong gan. Như gan không hoạt động, có một tích tụ các độc tố, có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

Xơ gan giai đoạn 4

Xơ gan giai đoạn 4 cũng là giai đoạn cuối cùng được đặc trưng bởi sự giữ nước. Thậm chí ung thư gan có thể được hình thành trong giai đoạn này, nó cũng có thể gây ra suy phổi và suy thận. Tất cả điều này dẫn đến gan bị hủy hoại.

xo gan la gi

5. Các loại bệnh xơ gan

Xơ gan được chia làm 2 loại xơ gan còn bù và xơ gan mất bù:

Xơ gan còn bù: Là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, lúc này gan vẫn còn chức năng khá tốt mặc dù đã hình thành các node sẹo của gan. Cơ thể có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng một cách mờ nhạt.

Xơ gan mất bù: Là giai đoạn cuối của xơ gan (xơ gan cổ trướng) Lúc này cấu trúc của gan đã bị hư hỏng nặng nặng nề và gây rối loạn chức năng gan của cơ thể. Bệnh nhân xơ gan mất bù có thể phát triển thành ung thư gan, biểu hiện nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

6. Biến chứng bệnh xơ gan giai đoạn cuối

Xơ gan để lại nhiều biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong:

  • Nôn ra máu và đi ngoài phân đen: Xơ gan giai đoạn cuối bệnh nhân sẽ bị vỡ tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày. Thường chảy máu nặng, hay tái phát và tỷ lệ tử vong cao. Khi có chảy máu, bệnh nhân cần được nội soi cầm máu bằng thắt các búi giãn tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, tiêm chất gây xơ qua máy nội soi dạ dày ống mềm kết hợp với điều trị nội khoa.
  • Hôn mê gan: Thường xảy ra sau các yếu tố thuận lợi như nôn ra máu, nhiễm khuẩn… nhưng thường tử vong.
  • Nhiễm trùng: Ở giai đoạn xơ gan giai đoạn cuối bệnh nhân rất dễ nhiễm trùng như nhiễm khuẩn dịch cổ trướng, viêm phổi, lao phổi làm cho gan xơ nặng lên.
  • Ung thư gan: Tỷ lệ bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối dẫn đến ung thư gan khá cao.

7. Chuẩn đoán xơ gan

Chẩn đoán bệnh xơ gan và nắm bắt tình trạng bệnh là việc hết sức quan trọng. Có thể chuẩn đoán chính xác xơ gan thông qua các xét nghiệm để từ đó đưa ra phương pháp chữa xơ gan hợp lý

  • Xét nghiệm máu gan: tổn thương gan giải phóng các enzym. Đo những enzym này sẽ xác định được mức độ tổn thương gan
  • Xét nghiệm biliburin: Trong xơ gan giai đoạn muộn gan không xử lý được biliburin, dẫn tới nồng độ chất này trong máu tăng cao.
  • Siêu âm: Xét nghiệm này sẽ cho những hình ảnh của gan. Siêu âm không gây đau và thường chỉ mất chưa đến 30 phút.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm này dùng tia X để tạo ra các  ảnh cắt ngang qua cơ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ: Thay vì tia X, MRI tạo ra hình ảnh bằng sóng vô tuyến và từ trường. Ðôi khi, thuốc cản quang cũng được dùng. Xét nghiệm này có thể mất từ 15 phút tới 1 giờ.
  • Sinh thiết gan: Sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán xác định xơ gan để đưa ra được cách chữa bệnh xơ gan phù hợp nhất. Trong xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ được lấy một mẫu mô gan nhỏ và kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ thường dùng một kim nhỏ sắc để lấy mẫu. Sinh thiết bằng kim là một thủ thuật tương đối đơn giản và chỉ cần gây tê, nhưng bác sĩ của bạn có thể không chọn cách này nếu bạn bị bệnh rối loạn chảy máu hoặc cổ chướng nặng.

8. Phác đồ điều trị xơ gan

Phương pháp điều trị xơ gan khá phức tạp, có 3 vấn đề cần lưu ý quan trọng như sau:

Điều trị xơ gan theo nguyên nhân

Dựa vào kết quả của những xét nghiệm trên, bác sỹ sẽ có cơ sở để xác định nguyên nhân gây bệnh, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ chữa bệnh xơ gan. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra gan xơ, hướng chữa trị cũng sẽ tương thích với nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau:

  • Người mắc xơ gan do biến chứng từ viêm gan virus cần chuyên tâm áp dụng theo phác đồ phù hợp do bác sỹ chuyên khoa chỉ định, ngăn chặn sự phát triển của virus cũng như giảm thiểu các tổn thương ở gan do virus gây ra. Một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao là điều trị xơ gan bằng tế bào gốc.
  • Người mắc xơ gan do rượu cần tuyệt đối kiêng rượu, bia, các loại đồ uống có cồn và các chất kích thích.
  • Người mắc xơ gan do biến chứng từ suy tim, bệnh đường mật,… cần có phương pháp chữa bệnh xơ gan dứt điểm.
  • Người mắc xơ gan do suy dinh dưỡng cần thay đổi để có chế độ ăn uống cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu.
  • Người mắc xơ gan do lạm dụng thuốc cần ngưng sử dụng loại thuốc đó ngay và tập trung phục hồi phần gan bị xơ hóa.
  • Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác gây xơ gan như ngộ độc hóa chất, ký sinh trùng, nhiễm trùng, rối loạn hệ miễn dịch, nghẽn tĩnh mạch gan,… Các bác sỹ chuyên khoa sẽ đưa ra phương hướng chữa trị phù hợp với từng nguyên nhân.

Điều trị bảo tồn

Bên cạnh việc chữa trị chuyên sâu thì có nhiều yếu tố khác cũng giúp hỗ trợ khắc phục chứng xơ hóa gan hiệu quả hơn, như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, kế hoạch vận động,…

  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần cung cấp vừa đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu, không thiếu cũng không thừa. Bởi thiếu thì sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho người bệnh nhưng thừa lại có thể làm gia tăng gánh nặng cho lá gan yếu ớt. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế các loại mỡ động vật, đồ ngọt, đồ cay,… Các món ăn nên được chế biến thanh đạm bằng cách hấp, luộc, giảm muối. Đồng thời, cần ăn đúng đủ bữa, không nên bỏ bữa, nhịn đói. Tránh xa các chất độc hại cho gan như đồ uống có cồn, chất bảo quản, phẩm màu, phụ gia, các chất trong thực phẩm hết hạn, hỏng mốc,…
  • Thói quen sinh hoạt: Bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi. Nhiều người bệnh xơ gan có suy nghĩ tiêu cực, luôn chán nản, sợ hãi, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động xấu đến sức khỏe cũng như quá trình hồi phục.  Chính vì vậy, cần giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan. Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 11 giờ để gan có cơ hội tái tạo và phục hồi một cách tốt nhất.
  • Kế hoạch vận động: Mặc dù cần nghỉ ngơi nhưng người bệnh cũng nên vận động để giúp cơ thể dẻo dai, đồng thời khiến tinh thần minh mẫn, nâng cao sức đề kháng. Nên lựa chọn bài tập hoặc môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như yoga, đi dạo, cầu lông,…

Điều trị các biến chứng

Người bị bệnh xơ gan phải đối mặt với nhiều biến chứng. Dưới đây là chi tiết các cách chữa theo từng loại biến chứng.

Biến chứng cổ trướng

  • Chọc tháo cổ trướng nếu căng to, mỗi lần chọc có thể từ 1 – 3 lít.
  • Dùng thuốc lợi tiểu, có thể sử dụng kéo dài và cần theo dõi điện giải đồ máu điện giải đồ niệu.
  • Theo dõi đáp ứng điều trị bằng cân nặng và số lượng nước tiểu.

Biến chứng nhiễm trùng dịch cổ trướng

Sử dụng kháng sinh, nên bù albumin sớm để phòng biến chứng hội chứng gan thận.

Biến chứng hội chứng gan thận

  • Bù albumin là liệu pháp chính giảm nguy cơ hội chứng gan – thận và làm chậm tiến triển bệnh.
  • Đùng thuốc làm giãn mạch thận và co mạch tạng giúp tăng tưới máu cho thận. Khi sử dụng thận trọng vì có nhiều nguy cơ tim mạch, do vậy cần theo dõi liên tục.

Biến chứng ung thư gan

  • Nếu khối u nhỏ có thể xem xét phẫu thuật cắt bỏ một phần lá gan.
  • Tùy vào tình trạng bệnh mà sẽ có những hướng giải quyết khác nhau, như ghép gan, làm đông lạnh tế bào ung thư, làm nóng, đốt các tế bào ung thư, hóa trị, xạ trị,…

9. Bệnh nhân xơ gan nên làm gì?

  • Khi phát hiện mình mắc bệnh xơ gan bạn cũng không nên quá lo lắng căng thẳng mà hãy tập trung vào việc điều trị tốt để tránh gây biến chứng.
  • Không tự động dùng các loại thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ. Có thể dùng các loại thảo dược tốt cho gan, giúp bảo vệ gan như cây nhân trần, cà gai leo, ac-ti-xô
  • Chia nhiều bữa ăn nhỏ trên ngày 5-6 lần và nên có bữa phụ lúc 9-10 giờ tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Không ăn mặn, hạn chế ăn thức ăn nhiều muối vì có thẻ bị tích muối tích nước trong cơ thể gây phù trướng bụng.
  • Nếu bụng quá to thì nên uống ít nước, dưới 1lit/ ngày
  • Ăn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm từ động vật, ăn nhiều thực phẩm chứa đạm từ thực vật như đậu hà lan, đậu đen, đậu đỏ
  • Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi nguy cơ gây bệnh.

Theo HoaDaVietNam

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay