Để hiểu rõ hơn về các cách chữa trị bệnh trĩ thì điều đầu tiên chúng ta cần biết rằng: thực chất khối trĩ ở khu vực hậu môn là do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch và không được xem là một tổ chức bệnh lý. Bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính đó là trĩ nội (khối trĩ xuất hiện ở phía trên đường lược), trĩ ngoại (khối trĩ nằm phía dưới đường lược, khoang cạnh hậu môn dưới da) và trĩ tổng hợp. Khi mặc 1 trong 3 loại trĩ kể trên, người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường ở tổ chức này: đau rát, chảy máu, cương tụ, giãn thành búi và sa ra ngoài.
Nguyên nhân của bệnh trĩ chủ yếu bắt nguồn từ bệnh viêm đại tràng và táo bón kéo dài. Bên cạnh đó, những người thường phải làm công việc văn phòng đòi hỏi đứng hay ngồi lâu một chỗ, tài xế lái xe đường dài, ăn ít chất xơ,… tiềm ẩn nguy cơ rất lớn mắc bệnh trĩ.
Cách chữa trị bệnh trĩ đạt hiệu quả cao
- Điều trị nội khoa:
– Trong trường hợp bệnh trĩ mới bắt đầu hay còn nhẹ, người bệnh có thể thực hiện vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ cần khoảng 15 phút.
– Thuốc uống gồm các loại thuốc có công dụng chính là trợ tĩnh mạch. Người bệnh nên chọn các bài thuốc được bào chế từ dược thảo từ thiên nhiên quí như: diếp cá, thiên lý, đương quy, hoa hòe (rutin) và tinh chất nghệ (curcumin). Đặc tính của những dược liệu này sẽ giúp khí huyết lưu thông ổn định, thanh nhiệt, kháng viêm, bài độc, kháng viêm, trị táo bón rất tốt,…. đặc biệt là do có nguồn gốc tự nhiên nên đảm bảo không gây tác dụng phụ trong suốt quá trình chữa bệnh trĩ.
Diếp cá có thể ăn sống hoặc xay ra uống để chữa bệnh trĩ
Cơ chế tác động của các bài thuốc này đó là dựa vào khả năng làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, cải thiện sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Ngoài ra, nhờ tác dụng kháng viêm tại chỗ và chống nhiễm trùng tốt nên có thể giúp giảm sưng, phù nề, chống tắc mạch hiệu quả.
– Các loại thuốc mỡ (pommade) dùng để bôi tại chỗ, có tác dụng giảm các triệu chứng đau, ngứa, rát. Bên trong có chứa các thành phần giúp sát trùng, chống nhiễm trùng. Lưu ý, thuốc mỡ bôi khó đạt kết quả như mong muốn với bệnh trĩ từ độ 2 trở lên.
- Điều trị bằng thủ thuật:
– Chích xơ: được chỉ định trong điều trị trĩ độ 1 và trĩ độ 2
– Dùng vòng cao su thắt trĩ: được áp dụng để điều trị trĩ nội độ 1 và 2.
– Quang đông hồng ngoại: thích hợp điều trị cho trĩ nội độ 1 và độ 2.
– Tuỳ thuộc vào biểu hiện của bệnh trĩ, các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phộ biến nhất hiện nay có thể kể đến như: Phẫu thuật cắt trĩ từng búi, phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, cắt trĩ theo phương pháp Longo, khâu cột động mạch trĩ dưới sự hỗ trợ của kỹ thuật siêu âm Doppler…
* Cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng cấp độ:
– Trị nội độ 1: có thể lựa chọn chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.
– Trĩ nội độ 2: làm đông bằng nhiệt, dùng vòng cao su thắt trĩ hoặc hoặc phẫu thuật cắt trĩ.
– Trị nội độ 3: thắt trĩ bằng vòng cao su hoặc cắt trĩ.
– Trị nội độ 4: phẫu thuật cắt trĩ.
– Trĩ sa nghẹt: trước khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ cần dùng các loại thuốc điều trị bằng nội khoa kết hợp đều đặn với việc ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, trở về trạng thái tương đối ổn định mới thực hiện được.
* Cách chữa trị bệnh trĩ ngoại:
Thông thường đối với trĩ ngoại sẽ không được chỉ định điều trị bằng thủ thuật hay phẫu thuật, trừ khi xảy ra các biến chứng nặng như nhiễm trùng, lở loét, mạch bị tắc dẫn tới sự hình thành của những cục máu đông bên trong các búi trĩ.
Lời khuyên từ các bác sỹ đó là nên phát hiện sớm và tiến hành điều trị dùng thuốc nội khoa ngay từ khi bệnh mới bắt đầu, tránh phải đụng đến dao kéo. Bởi vì, phẫu thuật sẽ tốn của người bệnh số tiền không nhỏ, dễ để lại các biến chứng (nhiễm trùng, hẹp hậu môn,…), đòi hỏi phải có thời gian phục hồi chức năng hậu môn sau phẫu thuật và song song với đó là các biện pháp ngăn chặn bệnh tái phát.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà chỉ bằng những loại dược thảo quen thuộc