Mỡ máu cao là một trong những chứng bệnh rất được quan tâm hiện nay vì sự nguy hiểm của nó đối với sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề tim mạch. Vậy nguyên nhân và cách chuẩn đoán bệnh ra sao để có cách phòng bệnh hiệu quả?
Mỡ máu cao là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch
Chứng mỡ máu cao, còn gọi là chứng tăng lipid-huyết, là hiện tượng mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường, chủ yếu 2 loại mỡ cholesterol và triglycerides chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời, để tồn đọng lâu ngày, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm gồm: Bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, chứng cao huyết áp, bệnh béo phì, bệnh tiểu đường, tai biến mạch máu não, chứng đột quỵ…
Nguyên nhân chứng mỡ máu cao
Các nhà khoa học dựa vào thể loại cholesterol để chẩn đoán nguyên nhân. Dưới đây là bảng phân tích nguyên nhân tạo ra cholesterol (theo “Handbook ò Diseases” của nhà xuất bản Springhouse, Hoa Kỳ).
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao
- Loại I (dễ xuất hiện khi mới sinh)
Nguyên nhân: Do yếu tố di truyền thiếu hoặc rối loạn chất lipoprotein lipase.
Đặc điểm: Cholesterol bình thường, Triglycerides cao, Chylomicron rất cao. Thường thấy xuất hiện ngay khi mới sinh ra, rất nhạy cảm với chất mỡ, ít gây xơ cứng động mạch
- Loại II (mang yếu tố di truyền)
Nguyên nhân: Do thiếu tế bào thụ thể (receptors) giữ vai trò điều hòa, tiết giảm LDL, làm cho mức huyết tương (plasma) LDL tăng cao hơn mức bình thường.
Đặc điểm: Cholesterol và Triglycerides tăng vừa nhưng Beta và tiền Beta-lipoprotein tăng rất cao. Nếu như Cholesterol cao, beta-lipoprotei rất cao, triglycerides bình thường thì được xếp vào dạng tăng cholesterol di truyền, là bệnh nặng, dễ gây gây biến chứng xơ cứng động mạch sớm.
Thường xảy ra trong hạn tuổi từ 10-30 tuổi. Người có bệnh thuộc loại II trước 40 tuổi thường thấy vòng lão hóa ở giác mạc
Loại II thuốc thể bệnh nặng, có tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 80-90%.
- Loại III (mang yếu tố gia đình)
Nguyên nhân: Do mất khả năng kiểm soát, điều hòa mức triglyceride và LDL thặng dư.
Đặc điểm: cả cholesterol và triglycerides đều tăng cao. Đây là thể nặng, có biến chứng xơ cứng động mạch, khó phục hồi nguyên trạng vì sự hiện diện thành phần hydrat carbon.
Thường xảy ra sau 20 tuổi, cũng có thể sớm hơn ở nam giới.
Loại III thường gặp ở người béo phì.
Cholesterol cao gây biến chứng xơ cứng động mạch
- Loại IV (nội sinh)
Nguyên nhân: Mang tính đi kèm, thường xảy ra sau thời gian mắc bệnh nghiện rượu, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì hoặc bệnh rối loạn chức năng thần kinh. .
Đặc điểm: Triglycerides tăng cao, cholesterol bình thường. Thể nầy phần nhiều có tính di truyền, dễ gây biến chứng xơ vữa động mạch, nhạy cảm với chất hydrat carbon và rượu.
Loại IV có tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 80-90%, đặc biệt nam giới ở lứa tuổi trung niên (35 – 40 tuổi)
Loại II và IV thường gặp ở người mắc bệnh mạch vành vừa xơ cứng động mạch, tỷ lệ ngang nhau
- Loại V (pha trộn, có yếu tố di truyền)
Nguyên nhân: Do ảnh hưởng bởi một căn bệnh khác, như bệnh hư thận (nephrosis) hoặc béo phì, khiến cho thụ thể giữ vai trò điều hòa, kiểm soát mức triglyceride bị bỏ trống.
Đặc điểm: thể hỗn hợp giữa thể I và IV, Chylomicron huyết tăng cao, triglycerides cao, cholesterol cũng tăng cao hơn bình thường, rất nhạy cảm với mỡ và hydrat carbon.
Thường xảy ra muộn vào lúc tuổi trưởng thành, trên 30 tuổi
Chuẩn đoán chứng mỡ máu cao
Trị số HDL cao càng ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Được coi là mỡ máu cao hay high cholesterol khi nào trị số cholesterol toàn phần (bao gồm cả hai loại LDL và HDL) trong máu đo cao hơn 200mg/dl và triglycerides cao hơn 130 mg/dl.
Từ 200-239mg/dl được xem là ranh giới an toàn. Từ mức 240 mg/dl trở lên, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.
Mức mỡ tốt (HDL) trung bình ở người lớn cần duy trì trong khoảng từ 45-50 mm/dl. Đối với phụ nữ, cần tăng hơn một chút, ở mức 50-60mm/dl.
Các nhà khoa học đề xướng mức mỡ tốt (HDL) nên tăng hơn nữa, từ 70-80mg/dl, sẽ tạo ra khả năng chống lại bệnh tim mạch rất cao. Trái lại, nếu mỡ tốt (HDL) thấp, dưới 35mg/dl có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ví dụ: Phiếu xét nghiệm máu ghi cholesterol toàn phần là 200mg/dl, trong đó mỡ tốt (HDL) là 80mg/dl, mỡ xấu (LDL) là 120mg/dl. Kết quả này chẩn đoán bạn ít có nguy cơ bị bệnh tim mạch (vì HDL cao hơn chỉ số quy định).
Nói cách khác, nếu bạn có trị số cholesterol toàn phần cao hơn 200mg/dl mà nồng độ mỡ tốt (HDL) cũng cao thì bạn ít có nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Ngược lại, cho dù cholesterol toàn phần của bạn thấp hơn 200mg/dl mà trị số mỡ tốt (HDL) dưới 35mg/dl thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao.
Khi mắc bệnh mỡ máu cao thường kèm theo các bệnh khác: Tiểu đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, tắc ống dẫn mật, viêm tuyến tụy, viêm gan, nhiễm độc rượu…
Ngày nay, chẳng những giới y khoa chú tâm nghiên cứu thêm nhiều loại thuốc mới nhằm điều trị chứng mỡ máu cao có hiệu quả mà người dân cũng biết tự phòng bệnh, ăn uống kiêng cử đúng mức. Chế độ ăn kiêng hoặc hạn chế thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật la chìa khóa bảo vệ sức khỏe hữu hiệu nhất
Theo HoaDaVietNam
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe, hãy gọi ngay tới Hotline tư vấn của Trí Tín