Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không là câu hỏi rất thường gặp không phải chỉ đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm ở Việt Nam chúng ta mà còn phổ biến ở nhiều nước khác trên thế giới. Trong những trường hợp khi bệnh vẫn còn nhẹ, các bệnh nhân thường được ưu tiên chỉ định điều trị bằng thuốc và có kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu.
Tuy nhiên, nếu các phương pháp điều trị nội khoa không thể phát huy được hiệu quả và cơn đau dần trở nên dữ dội hơn, đến lúc này thì phần lớn các bệnh nhân đều được chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ đi toàn bộ khối thoát vị đang chèn ép vào dây thần kinh hoặc thay đĩa đệm mới được làm bằng hợp kim siêu bền.
Không nhiều bệnh nhân muốn dùng đến biện pháp phẫu thuật nhưng đây gần như là lựa chọn khả thi duy nhất còn lại.
Nội dung chính
Vậy thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Một số người bệnh mặc dù tình trạng bệnh chưa đến mức cần có sự can thiệp của dao kéo nhưng vẫn muốn tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm, vì muốn chữa dứt điểm căn bệnh này không phải dùng thuốc và tập luyện thường xuyên. Trước khi quyết định phẫu thuật thì người bệnh cũng cần biết rằng, đã có nhiều trường hợp chỉ trong thời gian ngắn phải mổ lại nhiều lần mà vẫn tình trạng vẫn không thể cải thiện tốt hơn.
Trong y khoa, người ta thường gọi vấn đề này là hội chứng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại, có thể hiểu là ca phẫu thuật chưa thể giải quyết được triệt để tận gốc nguyên nhân gây ra cơn đau và vẫn tiếp tục trở lại một thời gian sau khi mổ.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là một ca phẫu thuật thuộc loại phức tạp và có tiềm ẩn tỷ lệ rủi ro nhất định nên trong quá trình phẫu thuật sẽ hạn chế tối đa phạm vi cần xâm lấn, dẫn đến việc khoảng 10% khi đã phẫu thuật vẫn không thể xử lý được căn nguyên của bệnh.
Theo bác sĩ William Welch, Trưởng khoa Giải phẫu thần kinh thuộc bệnh viện Pennsylvania, Mỹ cho rằng: Trong phần lớn những trường hợp phẫu thuật thành công cũng rất hiếm có trường hợp có thể chữa khỏi 100% tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, tỷ lệ rủi ro sẽ phụ thuốc rất lớn vào khả năng nhận diện đúng bệnh lý của bác sỹ cũng như độ chính xác của các kỹ thuật chuẩn đoán trước mổ. Các biến chứng có thể gặp phải khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như bại liệt, thậm chí tử vong, đặc biệt cẩn trọng với người bệnh có tiền sử bị bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc tình trạng thoái hóa cột sống đã quá nặng.
Mổ hở có phạm vi xâm lấn cao và nguy cơ rủi ro lớn
Một nghiên cứu được thực hiện tại bang Ohio, Mỹ để trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên mổ không với 1.450 bệnh nhân được xác định đang gặp phải các vấn đề khác nhau liên quan đến thoái hóa đốt sống và thoát vị đĩa đệm. Những người bệnh này được sau khi được bác sỹ tư vấn cặn kẽ về cách chữa thoát vị đĩa đệm phẫu thuật và không phẫu thuật.
2 năm kể từ khi bắt đầu được điều trị theo phương pháp đã chọn, các nhà nghiên cứu ghi nhận trong số những người chấp nhận điều trị bằng phẫu thuật thì chỉ có 26% quay trở lại làm việc, đối với nhóm còn lại thì con số này lớn hơn gần gấp ba lần, lên tới 67%. Đồng thời, lượng thuốc giảm đau những người phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sử dụng cũng nhiều hơn 41% so với trước.
Điều này đã nói lên một vấn đề rất rõ ràng đó là không phải tất cả các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đều hiệu quả.
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
Thật khó có thể trả lời một cách rõ ràng thoát vị đĩa đệm có nên mổ không, nhưng qua những thông tin đã chia sẻ như trên chúng tôi chỉ muốn nhắn nhủ đến các bạn, những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần cân nhắc thật cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định của mình. Hiện nay, ưu tiên hàng đầu của đa số người bệnh vẫn chủ yếu điều trị bằng nội khoa, tức là dùng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu.
Hiện nay có nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cho kết quả rất khả quan như Toạ Cốt Thống, Kiên Tý Hoàn của nhà thuốc Hoa Đà, An Cốt Nam, Jex… Nhờ thành phần được bào chế từ dược thảo quý trong thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ lên gan, thận và dạ dày như với thuốc Tây y.
Ngoài ra, riêng đối với 2 bài thuốc Toạ Cốt Thống và Kiên Tý Hoàn được sản xuất tại Houston, Texas, Hoa Kỳ nên đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trước khi nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam nên rất an toàn cho người sử dụng. Nếu có thời gian, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm thông tin hoặc tham khảo một số bài viết sau:
Tôi đã thoát khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm – Cảm ơn Tọa Cốt Thống rất nhiều!
Toạ Cốt Thống – Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của Mỹ
Thuốc Đông y Kiên Tý Hoàn có tốt không?
Cuối cùng, chúc các bạn sớm tìm ra được phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất cho bản thân mình và quên đi nỗi lo với căn bệnh thoát vị đĩa đệm này!