Có thể nói dinh dưỡng đóng một vai trò cực kì quan trọng trong suốt quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm và phục hồi chức năng sau đó. Vì vậy cũng dễ hiểu vì sao nhiều người bệnh lại thường rất quan tâm đến vấn đề thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để đảm bảo cho việc chữa trị đạt hiệu quá tốt nhất.
Hầu như chúng ta đều biết thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh gây nên những cơn đau nhức, tê bì ở các khớp xương vô cùng khó chịu, gần như gây cản trở cho mọi hoạt động bình thường của người bệnh. Hơn 90% trong tổng số các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm tập trung ở vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Khi phần nhân nhần bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài và xâm lấn vào khu vực hoạt động của các rễ thần kinh tuỷ sống, lúc này những cơn đau mỏi âm ỉ và dai dẳng bắt đầu xuất hiện kẻm theo biểu hiện tê yếu ở các chi, khiến người bệnh hết sức lo lắng, luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Về lâu dài, nếu không tìm cách điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời, bệnh sẽ phát sinh thêm các biến chứng đặc biệt nguy hiểm. Người bệnh có nguy cơ rất cao phải đối mặt với tình trạng bại liệt hết phần đời còn lại, mất hoàn toàn khả năng lao động, ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến cuộc sống.
Nội dung chính
Vậy thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa bệnh?
▪ Canxi là một dưỡng chất thiết yếu và cũng vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của hệ xương khớp trong cơ thể. Những loại thực phẩm rất giàu hàm lượng canxi có thể kể đến như:
- Sữa tươi và các chế phẩm được làm từ sữa như sữa chua, phô mai…
- Các loại rau xanh, nhất là các loại rau có màu đậm như rau cải bó xôi, bông cải xanh,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu còn rất giàu chất xơ như đậu phộng, đậu đen, đậu Hà Lan,…
- Canxi cũng được tìm thấy nhiều trong thịt của một số loài cá như cá hồi, cá mòi… hoặc những loại thực phẩm khác như tàu hũ, bánh bắp, đường nâu, hạt vừng…
Những loại thực phẩm có khả năng cung cấp lượng lớn Canxi cho cơ thể
▪ Vitamin D có tác dụng hỗ trợ cho quá trình cơ thể hấp thụ và chuyển hóa hết lượng canxi được nạp vào, tăng cường sự vững chắc cho bộ khung xương. Các loại thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin D rất tuyệt vời đó là cá hồi, lòng đỏ trứng, gan, nhất là sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
▪ Các khoáng chất như Magie và vitamin K có nhiệm vụ tổng hợp protein cho sự hình thành cũng như đảm bảo giữ ổn định mức độ khoáng hoá của xương. Magie có thể được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc; bánh mì; các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hướng dương,…; các loại trái cây như kiwi và bơ, các loại rau có màu xanh đậm. Vitamin K thường có nhiều trong gan của động vật; thịt heo; măng tây hay các loại rau cải như cải bó xôi, bông cải xanh…; các sản phẩm từ sữa.
▪ Axit béo Omega 3 khi được hấp thụ thông qua các phản ứng bên trong cơ thể sẽ được chuyển hoá thành prostaglandin, đây là chất đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Do đó, đối với những người bị thoát vị đĩa đệm nên tích cực bổ sung thêm nhiều các loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao Omega 3 như đậu nành, cá hồi, cá ngừ,…
Thịt cá hồi có thể cung cấp hàm lượng lớn Omega 3
▪ Glucosamine và Chondroitin là những chất hết sức quan trọng, tham gia vào quá trình tái tạo và phục hồi sụn khớp. Những hợp chất tự nhiên này chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong nước hầm xương ống hay trong phần sụn sườn của bò và dê.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế ăn gì?
Sau khi đã tìm hiểu về câu hỏi Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, vậy để tăng cường hiệu quả giảm đau và chống viêm hiệu quả, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý hạn chế những loại thực phẩm nào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Đó chính là:
- Thịt đỏ
- Bánh mì trắng và mì ống
- Thức uống có hàm lượng đường cao và thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ
- Các loại thực phẩm mà trong thành phần có sự xuất hiện của dầu thực vật đã được hydro hoá
- Các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu,…
Có chắc bạn đã hiểu rõ: Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?